Kinh doanh / ビジネス|Hồ Chí Minh / ホーチミン
Quảng cáo này xuất hiện trên các Blog không cập nhật bài viết trên 1 tháng
Nếu bạn cập nhật bài viết mới thì quảng cáo này sẽ mất đi
上記の広告は1ヶ月以上記事の更新がないブログに表示されます。
新しい記事を書くことでこちらの広告は消えます。
Nếu FED tăng lãi suất thì khối ngoại nhiều khả năng sẽ bán ròng khi có thông tin chính thức. Tuy nhiên quy mô sẽ không lớn, tương đương các lần cắt giảm QE3, trung bình khoảng 2 triệu USD/phiên. Hoạt động bán ra tập trung từ 1 - 3 tuần.
Cuộc họp FOMC diễn ra vào ngày 16-17/9 đang làm nóng dần các tranh cãi xung quanh việc liệu FED có nâng lãi suất lần đầu trong nhiều năm qua kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008. Từ phía các nhà đầu tư (chứng khoán, hàng hóa…) thì vẫn đang kỳ voṇg vào sự trì hoãn.
Tuy nhiên, đứng trước 2 lựa chọn: Thứ nhất là nâng lãi suất dần “ném đá dò đường” để cùng nhịp với nền kinh tế hay. Thứ hai, việc trì hoãn nâng lãi suất và sẽ nâng mạnh hơn vào các kỳ sau, khả năng cao là các nhà hoạch định chính sách (không chỉ từ FED) sẽ sẵn sàng chấp nhận phương án 1 hơn. Nên hiểu việc FED nâng lãi suất là điều chắc chắn sẽ diễn ra, nếu không phải kỳ tháng 9/2015 thìcũng sẽ rất nhanh chóng xảy ra trong các kỳ sau do các điều kiện chính là tăng trưởng và lao động đang thắng thế yếu tố lạm phát và bất ổn kinh tế Trung Quốc.

FED tăng lãi suất có thực sự đáng sợ
Điều khá ngạc nhiên là trong các chu kỳ tăng lãi suất của FED từ 1983 đến nay 5/6 lầnđa số các kênh đầu tư đều thu được lợi suất dương. Hiệu ứng ngược diễn ra khi sự kỳ vọng về lãi suất tăng đã dần phản ánh vào các tài sản trước đó. So với những thị trường chứng khoán khu vực, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam khá nhỏ và không thu hút được nhiều dòng vốn quốc tế rẻ từ các chính sách nới lỏng định lượng của FED từ 2008 đến 2015.
Do vậy trong các ”khoảng trống QE” quy mô rút dòng vốn khi kết thúc QE3 không lớn và mức độ ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam ít hơn khá nhiều so với các TTCK ASEAN.
VN-Index có thể giảm dưới 5% nếu FED tăng lãi suất
Việc FED nâng lãi suất là điều chắc chắn sẽ diễn ra, nếu không phải kỳ tháng 9/2015 thì cũng sẽ rất nhanh chóng xảy ra trong các kỳ sau. Do vậy cần chuẩn bị cho trường hợp NĐT ít mong đợi nhất là FED nâng lãi suất ngay ngay 17/09/2015. Điều cần xác định là liệu khi FED công bố nâng lãi suất thì TTCK Việt Nam sẽ phản ứng như thế nào.
Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng thay vì dự báo các yếu tố vốn rất khó lượng hóa như quy mô, tầm ảnh hưởng đến diễn biến của thị trường thế giới mà BSC có rất ít sự hiểu biết; thì việc khảo sát dữ liệu lịch sử và phản ứng của thị trường đưa chúng ta tới gần hơn các yếu tố có thể lượng hóa; Bên cạnh đó, dòng tiền khối ngoại và diễn biến giao dịch của TTCK và các ngành trong các thời gian FED thực thi hoặc thay đổi chính sách.
Trên cơ sở khảo sát dữ liêụ từ lịch sử tăng lãi suất của FED, TTCK ASEAN từ 2008 đến 2015, phản ứng và mức độ ảnh hưởng của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên TTCK VN; cũng như các nhóm ngành qua mỗi đợt FED thay đổi chính sách; BSC nhận định nếu FED tăng lãi suất thì khối ngoại nhiều khả năng sẽ bán ròng khi có thông tin chính thức. Tuy nhiên quy mô sẽ không lớn, tương đương các lần cắt giảm QE3, trung bình khoảng 2 triệu USD/phiên. Hoạt động bán ra của khối ngoại tập trung từ 1 - 3 tuần.
Bên cạnh đó, thị trường thường có mức điều chỉnh khá mạnh ngay khi FED điều chỉnh chỉnh sách. Quy mô điều chỉnh của chỉ số VN-Index nhiều khả năng sẽ tương tự các đợt giảm/chấm dứt QE, trung bình giảm thấp hơn 5%.
Khối ngoại có phiên bán ròng khá mạnh trên sàn Hà Nội, tuy nhiên lượng bán ròng chủ yếu tập trung tại VCG với 38,62 tỷ đồng.
BID bị loại ra khỏi danh mục của ETF VNM, vậy còn FTSE Vietnam ETF?
Khối ngoại mua ròng 155 tỷ đồng BID trong phiên 15/9
BID đột ngột bị loại khỏi danh mục Market Vector Vietnam ETF chỉ sau 2 ngày
Phiên giao dịch 16/9, diễn biến giao dịch trên 2 sàn khá ảm đạm với thanh khoản sụt giảm. Tuy vậy, 2 chỉ số VnIndex và HNX-Index vẫn có phiên tăng điểm nhờ sự hỗ trợ từ các cổ phiếu có vốn hóa lớn.
Nhà đầu tư có phần e ngại với xu hướng thị trường lúc này không phải không có cơ sở khi khối ngoại vẫn liên tục bán ròng trong thời gian gần đây. Phiên giao dịch hôm nay, khối ngoại đã bán ròng 3 triệu cổ phiếu trên 2 sàn với giá trị hơn 53 tỷ đồng.
Trên HSX, khối ngoại có phiên mua ròng về khối lượng với xấp xỉ 500 nghìn đơn vị. Tuy nhiên tính theo giá trị thì đây là phiên bán ròng với 13,17 tỷ đồng.

Theo công bố mới đây của V.N.M ETF, NT2 sẽ được thêm vào danh mục quỹ với tỷ trọng 4,06%, tương ứng lượng mua vào khoảng 15 triệu cổ phiếu. Trong phiên giao dịch hôm nay, NT2 là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với hơn 19 tỷ đồng.
SSI cũng là cổ phiếu được mua ròng khá nhiều với hơn 14 tỷ đồng. Kết phiên giao dịch, SSI giảm nhẹ 0,8% xuống 24.500đ.
Nối tiếp đà mua trong thời gian gần đây, CCQ E1VFVN30 tiếp tục được khối ngoại mua ròng hơn 10 tỷ trong phiên hôm nay.
Bên cạnh đó, 2 cổ phiếu ngân hàng là VCB và CTG cũng được mua ròng với giá trị lần lượt 6,13 tỷ đồng và 3,1 tỷ đồng. Kết phiên giao dịch, VCB tăng 3% lên 44.000đ.
Ngược lại, VIC là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất trên HSX với 27,13 tỷ đồng. Các cổ phiếu tiếp theo trong danh sách bán ròng gồm BVH (16,4 tỷ đồng), STB (7,54 tỷ đồng), TTF (7,13 tỷ đồng), MSN (6,12 tỷ đồng) và không cổ phiếu nào trong số này giảm điểm. Thậm chí BVH tăng 1,1%; STB tăng 3,2%; MSN tăng 3,4%; TTF tăng 4,7%.
Trên HNX, khối ngoại có phiên bán ròng khá mạnh với khối lượng lên tới hơn 3,5 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 39,86 tỷ đồng. Tuy vậy, phiên bán ròng khá lớn này trên sàn Hà Nội chủ yếu diễn ra tại VCG.

HUT là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất trong phiên hôm nay với 100 nghìn đơn vị, giá trị tương ứng hơn 1 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch, HUT tăng 4% lên 10.400đ.
Các cổ phiếu khác được mua nhiều có thể kể tới BCC (0,52 tỷ đồng), SHB (0,19 tỷ đồng), CMS (0,19 tỷ đồng), DXP (0,11 tỷ đồng)…
Phía bán ròng, VCG bất ngờ bị bán ròng khá mạnh với gần 3,6 triệu đơn vị, giá trị lên tới 38,62 tỷ đồng. Tuy vậy kết phiên giao dịch VCG vẫn có mức tăng 2,8% lên 11.000đ.
Các cổ phiếu khác trong top bán ròng có thể kể tới NTP, PGS, PLC, PVC… tuy nhiên giá trị bán ròng là không đáng kể.
Thông tin đáng chú ý nhất với thị trường lúc này là việc Market Vector Vietnam ETF (V.N.M ETF) đã bất ngờ loại BID khỏi danh mục và có nghĩa cổ phiếu này sẽ không được V.N.M mua vào trong đợt cơ cấu tới đây. Điều này đã khiến không ít nhà đầu tư cảm thấy thất vọng và bán mạnh BID ngay từ những phút đầu phiên giao dịch.

Hàng loạt lệnh bán giá ATO, giá sàn được tung vào đã khiến BID mau chóng giảm sàn, đây là hình ảnh đối lập hoàn toàn so với phiên hôm qua khi lệnh mua giá trần của cả nhà đầu tư trong và ngoài nước đổ vào mạnh mẽ đã khiến BID tăng kịch trần.
Vào lúc này, dư bán giá sàn lên tới 8 triệu cổ phiếu, trong khi khối lượng khớp lệnh chỉ đạt hơn 100 nghìn đơn vị.
Tuy vậy, diễn biến thị trường diễn ra không quá xấu bởi các Bluechips khác như VCB, MSN, HAG, BVH,… đã tăng điểm, bù trừ đi ảnh hưởng tiêu cực từ BID.

Cùng với đó, các cổ phiếu họ dầu khí cũng đang giao dịch khác tích cực với hàng loạt mã tăng điểm như GAS, PVD, PVS, PVC….
Tại thời điểm 9h35’, chỉ số VnIndex tăng 0,97 điểm (0,17%) lên 564,24 điểm; HNX-Index cũng tăng nhẹ 0,11 điểm (0,15%) lên 76,75 điểm.
Việc các chỉ số chứng khoán thế giới như DowJones, Nikkei 225, HangSheng Index tăng điểm phần nào cũng mang đến những tín hiệu tích cực hơn cho thị trường.
VN-Index – RSI đã cắt xuống dưới SMA5 phiên. Trong phiên giao dịch ngày 14/09/2015, VN-Index tiếp tục suy yếu và đã lấp đầy hoàn toàn Rising Window của ngày 09/09/2015 (vùng 566-570 điểm).
Mặt khác, RSI đã cắt xuống dưới SMA 5 phiên và tiếp tục ở dưới vùng 50-60 nên rủi ro ngắn hạn đang tăng lên.
VN-Index tiếp tục ở dưới nhóm MA dài hạn và trendline kháng cự ngắn hạn.
Đáy cũ 03/09/2015 sẽ là hỗ trợ đáng chú ý tiếp theo. Nếu ngưỡng này bị phá vỡ thì khả năng giảm sâu sẽ xảy ra.
Chiến lược đầu tư: Nhà đầu tư có thể mua vào nếu VN-Index vượt lên trên nhóm MA dài hạn (vùng 575-585 điểm). Nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu nên canh chốt lời trong các phiên tới đặc biệt khi đáy cũ 03/09.2015 (vùng 550-555 điểm) bị phá vỡ.

HNX-Index – Khối lượng duy trì mức thấp kể từ đầu tháng 09/2015 đến nay. HNX-Index suy yếu trong phiên giao dịch ngày 14/09/2015 và vẫn chưa vượt được đỉnh cũ ngày 31/08/2015 (tương đương vùng 78-78.6 điểm).
Rủi ro ngắn hạn đang quay trở lại khi chỉ báo RSI vẫn ở dưới ngưỡng 50 và đã cắt xuống dưới SMA 5 phiên.
Nếu HNX-Index giảm xuống dưới mức 76 điểm trong tuần này thì mẫu hình Ascending Triangle có thể hình thành. Việc khối lượng giảm dần đều trong quá trình hình thành của mẫu hình khiến cho nguy cơ điều chỉnh tăng lên. Mục tiêu giá dự kiến của mẫu hình là vùng 70.5-72 điểm.
Chiến lược đầu tư: Nhà đầu tư tạm dừng mua và đợi tín hiệu mới từ thị trường trong các phiên tới. Nếu giá giảm xuống dưới mức 76 điểm thì nhà đầu tư cần bán bớt cổ phiếu để phòng ngừa rủi ro.

BID được thêm vào Market Vectors Vietnam Index với tỷ trọng cao nhất 8% trong khi NT2 chiếm tỷ trọng 3.53% trong danh mục mới. Cách đây một tuần, BID cũng bất ngờ được thêm vào rổ tính FTSE Vietnam Index.
Tương tự tại 2 kỳ cơ cấu trước đó trong năm 2015, tổng tỷ trọng các cổ phiếu Việt Nam trong rổ tính mới của Market Vectors Vietnam Index vẫn là 77.50%. Vì tỷ trọng mới nhất của các cổ phiếu Việt Nam tại ngày 11/09 là 76.91% nên vào tuần tới Market Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) dự kiến mua thêm 0.59% danh mục.
Ngày 11/09 theo giờ của Mỹ tức rạng sáng ngày 12/09 theo giờ Việt Nam, Market Vectors Index Solutions GmbH (MVIS) thông báo thêm BID và NT2 vào danh mục Market Vectors Vietnam Index – chỉ số tham chiếu cho Market Vectors Vietnam ETF – nhưng loại DRC.
Đúng như dự báo trước đó của các công ty chứng khoán (CTCK), DRC bị loại vì có khối lượng giao dịch bình quân dưới 0.2 triệu USD/ngày trong 2 kỳ review liên tiếp vừa qua. Tại ngày 11/09, DRC chiếm tỷ trọng 0.82%, mức thấp nhất trong số 25 cổ phiếu thuộc rổ tính của Market Vectors Vietnam Index.

Việc thay đổi các cổ phiếu thành phần của Market Vectors Vietnam Index sẽ có hiệu lực sau giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu (18/09) và danh mục mới chính thức được giao dịch từ ngày thứ Hai (21/09).
Như vậy sau lần cơ cấu này, số lượng cổ phiếu trong danh mục Market Vectors Vietnam Index tăng 1 lên 26, trong đó cổ phiếu Việt Nam tăng từ 20 lên 21 còn cổ phiếu nước ngoài giữ nguyên ở mức 5. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số 21 cổ phiếu Việt Nam thuộc danh mục mới là BID và VIC với 8%, tiếp theo là VCB với 7% và MSN với 6.5%. Trong khi đó, PVT, VCG và IJC là 3 mã có tỷ trọng nhỏ nhất với lần lượt 1.5%, 1.36% và 0.83%.
Tuần tới, VNM ETF chỉ mua 4 nhưng bán tới 18 mã Việt Nam, so với kỳ đảo danh mục trước vào tháng 6/2015, chỉ có 2 mã có tỷ trọng tăng là BVH và SSI; 1 mã có tỷ trọng không đổi là VIC và có tới 16 mã có tỷ trọng giảm là VCG, PVS, KDC, FLC, VCB, ITA, PPC, PVD, KBC, MSN, STB, PVT, DPM, IJC, SHB và HAG.
Còn so với tỷ trọng thực tế tại ngày 11/09, chỉ có 2 mã cần tăng tỷ trọng là KDC và HAG trong khi 17 mã phải giảm gồm VCB, VIC, VCG, BVH, DPM, MSN, PVS, STB, ITA, SSI, PPC, FLC, SHB, PVT, KBC, IJC và PVD.
Do đó, để đảm bảo tổng tỷ trọng của 21 cổ phiếu Việt Nam trong danh mục mới ở mức 77.50% thì vào tuần tới Market Vectors Vietnam ETF dự kiến mua thêm 2 mã KDC và HAG với tổng tỷ trọng 0.46% đồng thời mua vào 2 mã vừa được thêm là BID và NT2 với tổng tỷ trọng 11.53%. Ngược lại, quỹ ETF này cũng dự kiến bán ra 18 mã với tổng tỷ trọng 11.40%, trong đó có 17 mã phải giảm tỷ trọng được đề cập ở trên và mã vừa bị loại là DRC.

Trong đợt đảo danh mục liền trước vào tháng 6/2015, MVIS loại OGC ra khỏi Market Vectors Vietnam Index nhưng không thêm mới bất kỳ cổ phiếu nào.
Lần công bố đảo danh mục tiếp theo của MVIS đối với Market Vectors Vietnam Index là ngày 11/12 theo giờ của Mỹ (tức ngày 12/12 theo giờ Việt Nam). Ngày có hiệu lực là 19/12 và ngày bắt đầu giao dịch của danh mục mới là 22/12 theo giờ Việt Nam.
Sự suy yếu của nhóm Ngân hàng đã tác động không tốt đến tâm lý của nhiều nhà đầu tư qua đó phần nào đưa lực bán gia tăng mạnh hơn đặc biệt là thời điểm kết phiên chiều. Một số cổ phiếu ngành Bất động sản và họ Dầu khí là điểm nhấn tích cực.
Theo thống kê, phiên hôm nay là phiên cổ phiếu Ngân hàng về đến tài khoản của nhiều nhà đầu tư (cổ phiếu ngành này được mua mạnh các phiên đầu tuần góp phần đáng kể kéo chỉ số đi lên). Vốn dĩ đà tăng của các cổ phiếu ngành này gần đây theo đánh giá của một số chuyên gia là trong trạng thái khá nghi ngờ khi chưa có tích lũy đủ mạnh, vì vậy việc nhóm cổ phiếu này về đến tài khoản có tác động nhiều đến tâm lý nhà đầu tư nhất là trong bối cảnh các cổ phiếu ngành này đa phần đều có vốn hóa lớn và ảnh hưởng đến chỉ số.

Kết phiên, nhóm Ngân hàng chỉ còn mỗi cổ phiếu EIB tăng điểm nhưng mức tăng cũng rất hạn chế, số còn lại đều chìm trong sắc đỏ. Giảm mạnh có thể kể đến BID, VCB, ACB,... Về chỉ số ngành, nhóm Ngân hàng giảm mạnh nhất với 1.91%.
Một số nhóm khác như Công nghệ thông tin, SX nhựa-Hóa chất và Thực phẩm-Đồ uống cũng giảm mạnh với mức lần lượt 1.8%, 1.4% và 1.17%.
Ở chiều ngược lại, 3 ngành tăng mạnh nhất là Bán buôn, Sản phẩm cao su và Xây dựng nhưng mức tăng chỉ lần lượt 0.79%, 0.56% và 0.42%.
Về diễn biến giao dịch trên thị trường, ngoài nhóm Ngân hàng một số cổ phiếu lớn khác như DCM, NT2, BVH, CSM, DPM, HCM,... suy giảm cũng ảnh hưởng đến chỉ số. Kết phiên nhóm Large Cap giảm 1.33%. Hỗ trợ cho cả hai chỉ số chỉ ở một số mã như SVC, PVD, GAS, DXG, HHS, ITA, KBC, VIX, VCG,... Trong số này, nổi bật là KBC và ITA khi tăng khá ngay từ đầu phiên và vẫn giữ được mức tăng này đến kết phiên.
Khối ngoại phiên hôm nay bán ròng trên cả hai sàn với 18 tỷ trên HOSE và 41 triệu trên HNX. Về tổng giá trị giao dịch, khối này có phần suy giảm so với phiên trước khi chỉ gần 220 tỷ trên HOSE và 10 tỷ trên HNX.
- Thị trường tiếp tục giữ được đà tăng điểm tích cực sau phiên tăng mạnh hôm qua. Cụ thể, chỉ số VN-Index đã tăng 0.99%, lên 572.34 điểm; trong khi chỉ số HNX-Index cũng tăng 1.17%, lên 78.16 điểm.
- Số ngành tăng điểm chiếm ưu thế với sắc xanh hiện diện ở 16/20 ngành. Ngân hàng tiếp tục là ngành có mức tăng điểm mạnh nhất với 1.97%. Nhóm Bất động sản, Xây dựng cũng có mức tăng điểm lần lượt là 0.62% và 0.54%. Trong khi đó, Chứng khoán lại quay đầu giảm điểm với 0.43%.
- Đà tăng điểm của nhóm VCB, GAS, BID, STB, BVH, VNM, CTG, VIC, HPG, MBB đã đẩy chỉ số VN-Index tăng tổng cộng 0.86%, vượt trội hoàn toàn so với đà giảm ít ỏi, chỉ tổng cộng 0.07% của top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường. Diễn biến tương tự cũng diễn ra trên sàn HNX với đà tăng tổng cộng của top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tích cực là 0.92% và đà giảm tổng cộng 0.33% của top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực tới chỉ số.

- Tiếp diễn đà hưng phấn từ phiên giao dịch hôm qua, hai chỉ số chính đã tăng mạnh ngay đầu phiên. Dẫu vậy, đà hưng phấn đã nhanh chóng bị hãm lại do lực bán gia tăng khi chỉ số tiến sát ngưỡng kháng cự 575 điểm.
- Nhóm Ngân hàng tiếp tục là đầu tàu dẫn dắt thị trường khi hàng loạt các cổ phiếu nhóm này như VCB, CTG, BID, MBB, ACB… đều đồng loạt tăng điểm với thanh khoản khá mạnh. Trong khi đó, nhóm Dầu khí cũng tạo động lực tích cực cho thị trường với sắc xanh ở GAS, PVD, PVC, PVS…
- Các cổ phiếu Large Cap cũng tăng điểm khá tích cực như BVH, VNM, HPG, VIC, KDC, REE… Trong khi đó, có vẻ như dòng tiền cũng đang tích cực chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu đầu cơ như FLC, DXG, HBC, CEO, TIG, HAI, KLF…
- Thanh khoản thị trường biến động trái chiều trên cả hai sàn trong phiên giao dịch ngày 09/09. Cụ thể, khối lượng giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE đã giảm 11.27%, còn 83.4 triệu đơn vị; trong khi khối lượng khớp lệnh trên sàn HNX lại tăng mạnh 21%, lên gần 35.1 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại đã quay lại mua ròng đồng loạt trên cả hai sàn trong phiên giao dịch ngày 09/09. Theo đó, khối ngoại đã mua ròng 77.9 tỷ đồng trên sàn HOSE và 1.3 tỷ đồng trên sàn HNX.

VCB, SKG là hai cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh nhất trên sàn HOSE tương ứng với 32.3 tỷ và 28.5 tỷ đồng. Trong khi đó, BID là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với 13.7 tỷ đồng.
- Trên sàn HNX, diễn biến khá tẻ nhạt ở cả hai chiều khi chỉ có giao dịch đáng chú ý nhất ở VND và PVB. Theo đó, khối ngoại đã mua ròng VND với 3.8 tỷ đồng; trong khi bán ròng PVB với 2.1 tỷ đồng.
- Bất chấp thị trường tiếp tục duy trì đà tăng điểm thì sự hưng phấn đã giảm đi nhiều khi thanh khoản thị trường sụt giảm trở lại. Việc thiếu vắng thông tin hỗ trợ được xem là nguyên nhân chính khiến giao dịch hạ nhiệt. Do đó, giới đầu tư cũng nên hạn chế mở rộng giao dịch trong giai đoạn hiện tại.
Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đưa ra nhận định trên dựa trên đà giảm của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8, bởi lần đầu tiên trong hơn 10 năm trở lại đây CPI tháng 8 giảm so với tháng 7.
Cũng theo nhận định của Cục Quản lý giá, trong tháng 9, thị trường hàng hoá, dịch vụ có thể chịu áp lực tăng giá do ảnh hưởng của việc điều chỉnh tăng tỉ giá và tăng biên độ tỉ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ, đặc biệt là các mặt hàng nhập khẩu.
Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng một số hàng hoá, dịch vụ tăng trong dịp Quốc khánh 2/9, tết Trung thu, chuẩn bị năm học mới 2015-2016; mùa mưa bão tiếp diễn... có thể gây sức ép lên mặt bằng giá.
Tuy nhiên, trong tháng 9 cũng có nhiều yếu tố giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá như: Giá nhiều hàng hoá nguyên nhiên vật liệu thiết yếu trên thị trường thế giới dự báo tiếp tục xu hướng giảm hoặc ở mức thấp; trong nước, cân đối cung-cầu hàng hóa, dịch vụ tiếp tục được giữ vững.

Bên cạnh đó, tác động theo độ trễ của việc điều chỉnh giảm giá xăng dầu trong tháng 8 đến mặt bằng giá chung; các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai các giải pháp tăng cường quản lý, kiểm soát, bình ổn thị trường, giá cả theo Nghị quyết của Chính phủ; chương trình bình ổn thị trường phục vụ mùa khai trường 2015-2016 được thực hiện hiệu quả tại một số địa phương… sẽ là những yếu tố góp phần bình ổn giá trong tháng này.
Trong nhóm các mặt hàng dự báo giảm giá, có mặt hàng quan trọng là lúa gạo. Tại Việt Nam, giá chào bán gạo xuất khẩu tháng 8 tiếp tục giảm so với tháng 7. Do tác động từ thị trường thế giới và bối cảnh thị trường đầu ra khó khăn nên giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam và giá bán thóc, gạo trong nước giảm. Dự báo, giá lúa gạo thế giới và trong nước tiếp tục xu hướng giảm trong tháng tới.
Nhóm các mặt hàng dự báo giá cả ổn định có mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi và xi măng.
Gas và xăng dầu được dự báo giá cả có thể giảm nhẹ trong thời gian tới.
Trong tháng 8, giá xăng dầu thế giới tiếp tục biến động giảm. Bình quân, giá xăng dầu thế giới tháng 8 giảm từ 12,22-20,53% so với tháng 7 tùy từng chủng loại.
Theo phân tích, đánh giá của một số chuyên gia, giá xăng dầu thế giới tháng 8 biến động giảm do nhu cầu tiêu thụ suy yếu ở châu Âu, cộng với những tín hiệu cho thấy các công ty dầu đá phiến của Mỹ đang tăng hoạt động khoan tìm dầu cùng với nguy cơ ảnh hưởng do suy giảm của thị trường chứng khoán Trung Quốc... Chính vì thế, dự báo, giá xăng, dầu thành phẩm thế giới tháng 9 tiếp tục biến động khó lường, có thể giảm nhẹ so với hiện nay.
Nhận định thị trường
Hòa cùng sắc xanh của thị trường Châu Á hôm nay, chứng khoán Việt Nam có một phiên giao dịch tích cực nhất sau gần một tuần khá “ì ạch”. Khởi động tương đối dè chừng, thị trường bắt đầu tăng tốc sau 10 giờ sáng. Bên mua cho thấy sự kiểm soát khá tốt trong hôm nay khi hai chỉ số liên tục tìm đến những vùng giá cao hơn và đóng cửa phiên với giá cao nhất trong ngày. Cụ thể VN-Index dừng phiên tại 566,72 điểm (+2,12%) trong khi HNX-Index tăng nhẹ hơn, lên mức 77,26 điểm (+1,67%).
Thanh khoản là sự cải thiện rõ nét nhất. HSX hôm nay ghi nhận 94 triệu đơn vị khớp lệnh với giá trị đạt 1.517 tỷ đồng (+51,8%) trong khi HNX có 29 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng với giá trị đạt gần 300 tỷ đồng (+8,6%). Dù vẫn còn thấp hơn khá nhiều mức trung bình 50 ngày, việc thanh khoản gia tăng trong một phiên mà bên mua là bên chủ động nên được xem là điểm cộng quan trọng.

Nhóm ngân hàng tạo ra sự khác biệt quan trọng và cũng là nhân tố chính giúp VN-Index tăng mạnh hơn HNX-Index. Các ngân hàng quốc doanh ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong hôm nay với những cái tên quen thuộc như: BID (+6,7%), CTG (+5,2%), VCB (+5,5%) và MBB (+4,2%).
Khối ngoại có một phiên bán ròng nhẹ, nhìn chung hoạt động của khối này trong vài phiên gần đây duy trì ở mức cân bằng. Cụ thể hôm nay khối ngoại bán ròng không đáng kể khoảng gần 16 tỷ đồng thông qua khớp lệnh tại HSX. Các mã bị bán ròng mạnh nhất là: VIC (-13,5 tỷ đồng), MSN (-11,9 tỷ đồng) và VCB (-8,7 tỷ đồng). Lực bán hôm nay có một phần “thụ động” thuộc về nhóm quỹ ETF, do đó có thể xem đây là một phiên khối ngoại giao dịch cân bằng.
Phiên hôm nay đánh dấu sự cải thiện mạnh hơn về mặt kỹ thuật trong ngắn hạn của VN-Index và chúng tôi duy trì khuyến nghị đã có trong những phiên trước.
Với các nhà đầu tư trung dài hạn, định giá của TTCK Việt Nam đang quay lại vùng “hấp dẫn” cho các hoạt động mua và nắm giữ. Với các nhà đầu tư lướt sóng nếu có tỷ trọng cổ phiếu chưa thâm dụng vốn vay có thể xem xét nắm giữ thêm cổ phiếu trong những phiên điều chỉnh
Nhóm tiêu cực: API, HPG, KDC, PVB, VIP
API – CTCP ĐT Châu Á - Thái Bình Dương
Mức giá hiện tại: 9,900
Tín hiệu kỹ thuật: Bên mua chủ động 68.78% tổng lệnh khớp trong phiên giao dịch ngày 04/09/2015 nên rủi ro giảm bớt.
Giá đã phá vỡ trendline dài hạn và SMA100 nên triển vọng dài hạn khá bi quan.
Khối lượng khớp lệnh rơi xuống dưới mức trung bình 20 phiên (tương đương 300,000 đơn vị) cho thấy lực cầu đang yếu đi dù giá đã điều chỉnh khá sâu.
Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể mua thăm dò trong vùng 8,000-9,000 với quan điểm nhanh chóng thoát ra khi vùng này bị phá vỡ.

HPG – CTCP Tập Đoàn Hòa Phát
Mức giá hiện tại: 29,700
Tín hiệu kỹ thuật: Dư mua lớn hơn rất nhiều so với dư bán trong phiên giao dịch ngày 04/09/2015 nên giá có thể sẽ không giảm quá sâu trong ngắn hạn.
Mẫu hình gần giống như Tower Top xuất hiện cho thấy rủi ro giảm điểm trong ngắn hạn vẫn còn khá cao.
Chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu bán mạnh nên dự kiến quá trình rung lắc sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.
Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể mua vào tại vùng đáy cũ tháng 8/2015 (vùng 27,000-29,500) với quan điểm thoát ra nhanh chóng nếu vùng này thủng hoàn toàn.

KDC – CTCP Kinh Đô
Mức giá hiện tại: 24,700
Tín hiệu kỹ thuật: Khối ngoại mua bán không ổn định trong các phiên gần đây khiến cho nhà đầu tư lo ngại. Mặt khác, việc giá liên tục tạo đáy sau thấp hơn đáy trước (lower low) và đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước (lower high) chứng tỏ xu hướng giảm đang hình thành.
Giá phá vỡ đường SMA100 và SMA200 (tương đương vùng 25,500-26,700) cho thấy xu hướng dài hạn khá bi quan.
Giá đang dao động xoay quanh mức 61.8% của dãy Fibonacci Retracement (vùng 24,700-25,000). Nếu ngưỡng này bị phá vỡ hoàn toàn thì rủi ro sẽ tăng cao.
Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể mua thăm dò nếu giá duy trì trên mức 61.8% của dãy Fibonacci Retracement (vùng 24,700-25,000). Nếu vùng này thủng hoàn toàn thì nguy cơ về đáy cũ tháng 05/2015 (vùng 21,800-22,500) là rất lớn.

PVB – CTCP Bọc Ống Dầu Khí Việt Nam
Mức giá hiện tại: 29,500
Tín hiệu kỹ thuật: Mẫu hình Three Black Crows xuất hiện nên khả năng hồi phục mạnh trở lại không cao.
PVB đang duy trì dưới middle của Bollinger Bands (tương đương vùng 32,500-34,000) nên ngưỡng này sẽ đóng vai trò kháng cự mạnh trong những phiên tới.
Tuy nhiên, bên mua chủ động 62.98% tổng lệnh khớp trong phiên giao dịch ngày 04/09/2015 nên sự điều chỉnh (nếu có) dự kiến sẽ không quá sâu.
Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể mua thăm dò nếu giá test lại vùng 25,000-28,000 (đáy cũ tháng 08/2015).

VIP – CTCP Vận Tải Xăng Dầu Vipco
Mức giá hiện tại: 9,800
Tín hiệu kỹ thuật: VIP giằng co mạnh liên tục và khối lượng đi xuống trong các phiên giao dịch gần đây (trừ phiên ngày 03/09/2015) nên rủi ro vẫn còn.
Chỉ báo MACD cũng đã cho tín hiệu bán và rơi xuống dưới mức 0 nên khả năng điều chỉnh là khá cao trong ngắn hạn.
Giá đang duy trì dưới SMA100 và SMA200 nên xu hướng dài hạn đang khá bi quan.
Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể bắt đáy thăm dò tại vùng 7,000-8,500 (đáy cũ tháng 05/2014) hoặc khi MACD cho tín hiệu mua trở lại.

Nhóm tích cực: BIC, DCM, HBC, HHS, MSN
BIC – TCT Cổ Phần Bảo Hiểm NH Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam
Mức giá hiện tại: 23,100
Tín hiệu kỹ thuật: Dư mua lớn hơn rất nhiều so với dư bán trong phiên giao dịch ngày 04/09/2015 nên giá có thể phục hồi trong ngắn hạn.
Giá đang nhận được sư hỗ trợ của vùng đáy cũ tháng 08/2015 (tương đương vùng 19,900-22,700). Vùng này có khối lượng tích lũy lớn nên độ tin cậy cao.
Giá vẫn duy trì bên trên nhóm MA dài hạn (SMA100, SMA200) nên rủi ro vẫn chưa đáng kể trên cổ phiếu này.
Khuyến nghị: Nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục mua nếu giá vẫn duy trì trên vùng đáy cũ tháng 08/2015 (tương đương vùng 19,900-22,700).

DCM – CTCP Phân Bón Dầu Khí Cà Mau
Mức giá hiện tại: 13,000
Tín hiệu kỹ thuật: Khối lượng duy trì ổn định trong các phiên gần đây cho thấy lực cầu bắt đáy khá mạnh.
Mặt khác, khối ngoại luôn chiếm hơn 50% khối lượng mua của DCM cũng cho thấy cổ phiếu này đang được đặc biệt chú ý.
Các mẫu hình nến xanh xuất hiện nhiều cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang lạc quan trở lại.
DCM đang duy trì trong vùng đáy cũ (vùng 12,000-13,000) nên là cơ hội mua vào khá hấp dẫn cho nhà đầu tư ngắn hạn cũng như dài hạn.
Khuyến nghị: Nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục mua vào nếu giá vẫn duy trì trong vùng 12,000 – 13,000.

HBC – CTCP XD & KD Địa Ốc Hòa Bình
Mức giá hiện tại: 15,400
Tín hiệu kỹ thuật: Khối lượng sụt giảm mạnh trong các phiên gần đây cho thấy lực cầu yếu đi trong ngắn hạn.
Dư bán lớn hơn dư mua trong phiên giao dịch ngày 04/09/2015 nên khả năng giằng co mạnh là rất lớn trong ngắn hạn.
Nếu giá tiếp tục điều chỉnh trong tuần tới, vùng đỉnh cũ đã bị vượt qua của tháng 02/2014 (vùng 14,000-15,500) sẽ đóng vai trò hỗ trợ mạnh.
Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể cân nhắc mua vào nếu giá tiếp tục test lại vùng 14,000-15,500 với quan điểm nhanh chóng thoát ra khi vùng này bị phá vỡ.

HHS – CTCP Đầu Tư Dịch Vụ Hoàng Huy
Mức giá hiện tại: 15,700
Tín hiệu kỹ thuật: Chỉ báo MACD đã cho tín hiệu mua và hình thành phân kỳ giá lên khá mạnh với giá. Nếu chỉ báo này vượt mức 0 trong những phiên tới thì triển vọng ngắn hạn sẽ càng tích cực hơn.
Mẫu hình Rising Window, Hammer xuất hiện liên tiếp cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang rất lạc quan và khả năng bứt phá sẽ tăng lên.
Vùng đáy cũ dài hạn (vùng 11,000-12,500) đã hỗ trợ mạnh cho cổ phiếu này trong đợt sụt giảm gần nhất nên xu hướng dài hạn khá tích cực.
Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể cân nhắc mua vào nếu giá vẫn duy trì trên Rising Window gần nhất (vùng 14,300-14,800).

MSN – CTCP Tập Đoàn Masan
Mức giá hiện tại: 81,000
Tín hiệu kỹ thuật: Mẫu hình Bull Sash xuất hiện cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã lạc quan hơn trong ngắn hạn.
MSN được hỗ trợ bởi đáy cũ tháng 04/2015 (tương đương vùng 72,500-76,500) trong đợt giảm vừa qua. Vùng này có khối lượng tích lũy lớn nên độ tin cậy rất cao.
Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể mua vào nếu giá tiếp tục duy trì trên vùng đáy cũ tháng 04/2015 (tương đương vùng 72,500-76,500).

Chúc các bạn tìm được CP tốt nhé !
S |
M |
T |
W |
T |
F |
S |
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
|
|
|
読者登録
Chúng tôi sẽ gửi những bài viết mới nhất đến địa chỉ email đăng ký. Xóa Tại đây
Số lượng người đọc hiện tại là 0 người
|