Broker chứng khoán Việt

Chứng khoán không phải cờ bạc nếu đầu tư đúng nghĩa


Quảng cáo này xuất hiện trên các Blog không cập nhật bài viết trên 1 tháng
Nếu bạn cập nhật bài viết mới thì quảng cáo này sẽ mất đi

上記の広告は1ヶ月以上記事の更新がないブログに表示されます。
新しい記事を書くことでこちらの広告は消えます。

Tư vấn CK

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk – VNM) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3 và 9 tháng đầu năm 2015.

Với việc đầu tư mạnh mẽ vào công tác bán hàng, marketing sản phẩm (chi phí bán hàng quý 3 của Vinamilk tăng hơn 65%, đạt 1.666 tỷ đồng), doanh thu thuần quý 3 của Vinamilk đạt 10.549 tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ 2014.



Đáng ghi nhận, tỷ trọng giá vốn/doanh thu thuần của công ty cũng được cải thiện đáng kể nhờ việc thay đổi cơ cấu nhóm sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm mang lại hiệu quả cao, lãi gộp trong kỳ của Vinamilk tăng 56,4%, đạt 4.350 tỷ đồng.

Kết quả quý 3 Vinamilk báo lãi 2.135 tỷ đồng (phần dành cho cổ đông công ty mẹ), tăng 55,2% so với cùng kỳ 2014. 9 tháng đầu năm, công ty báo lãi 5.877 tỷ đồng, tăng 35,4% so với 9 tháng đầu năm 2014.

EPS 9 tháng của VNM đạt 4.415 đồng/cổ phiếu.



Tổng tài sản cuối quý 3 của Vinamilk đạt 25.959 tỷ đồng, tăng 189 tỷ đồng so với đầu năm.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 9 tháng đầu năm của VNM đạt 6.068 tỷ đồng, giúp công ty trang trải cho các hoạt động tài chính, đầu tư trong kỳ. Đáng lưu ý, khoản chi lớn nhất bằng tiền của Vinamilk trong 9 tháng đầu năm là trả cổ tức cho các cổ đông (6.000 tỷ đồng).

Riêng cổ tức dành cho “ông lớn” SCIC, 9 tháng đầu năm Vinamilk đã trả tới 2.705 tỷ đồng.

9 tháng đầu năm, Vinamilk chi 54 tỷ đồng trả lương và thù lao cho HĐQT và Ban điều hành. Mức chi này tăng 4 tỷ đồng so với cùng kỳ 2014.

Tư vấn CK


Năm 2015, TTCK Việt Nam đã ghi nhận những con sóng lớn đến từ nhóm ngành ngân hàng, bảo hiểm, ô tô…. Tuy vậy, đến thời điểm hiện nay, chỉ còn nhóm cổ phiếu ô tô duy trì đà tăng trưởng tích cực. Trong khi đó, nhóm ngân hàng, bảo hiểm dường như đã có dấu hiệu chững lại.

Báo cáo KQKD 9 tháng cho thấy các doanh nghiệp ngành ô tô đều đạt lợi nhuận vượt trội so với cùng kỳ 2014. Cụ thể, Ô tô Trường Long (HTL) lãi 102 tỷ đồng (gấp 4,5 lần); Hoàng Huy (HHS) lãi 417 tỷ đồng (gấp 6,2 lần); TMT lãi 185 tỷ đồng (gấp 5,2 lần); Savico (SVC) lãi 120 tỷ đồng (gấp 2 lần);….

Với tình hình kinh doanh khả quan, nhóm cổ phiếu ô tô đã thu hút sự chú ý lớn từ giới đầu tư và bứt phá mạnh, đặc biệt trong những phiên gần đây khi KQKD quý 3 được công bố.

Phiên giao dịch 27/10, cả 2 chỉ số VnIndex và HNX-Index đều đóng cửa giảm điểm. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu ô tô không chịu nhiều ảnh hưởng và vẫn đi duy trì đà tăng điểm tích cực với HTL, TMT, HAX tăng kịch trần; SVC tăng 5,6%, HHS tăng 1,7%.

Đáng chú ý, với phiên tăng trần trong phiên giao dịch hôm nay lên 172.000đ, HTL đã vượt qua Vinacafe Biên Hòa (VCF) để trở thành cổ phiếu có thị giá lớn nhất trên 2 sàn.




Tại mức giá 172.000đ, vốn hóa thị trường của HTL đạt 1.376 tỷ đồng. So với thời điểm đầu năm, cổ phiếu HTL đã tăng gấp 7,35 lần (giá đã điều chỉnh).

Cũng trong năm 2015, HTL đã 3 lần chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tổng tỷ lệ 90% (2 lần chi trả phần còn lại của 2014 và 1 lần tỷ lệ 50% tạm ứng cho năm 2015), tương ứng 1 cổ phiếu HTL nhận 9.000đ.

Tư vấn CK


CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2015 công ty mẹ.

Trong quý 3/2015, doanh thu SSI chỉ đạt 354,35 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ 2014. Việc 2 mảng kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn là môi giới và tự doanh sụt giảm đã ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu quý này của SSI.

Tuy vậy, doanh thu đại lý phát hành, tư vấn, lưu ký hay các mảng khác (bao gồm kinh doanh nguồn vốn, IB…) đều có sự tăng trưởng đáng kể.

Theo SSI, tâm lý thận trọng của Nhà đầu tư trong quý 3 lo ngại về tỷ giá, giá dầu giảm và đàm phán TPP đã dẫn đến thanh khoản thị trường thấp và là nguyên nhân ảnh hưởng tới doanh thu của Công ty.

Chi phí hoạt động trong kỳ giảm 54% so với quý 3/2014, chỉ còn 84,39 tỷ đồng nhờ được hoàn nhập dự phòng 73,15 tỷ đồng; trong khi cùng kỳ năm trước SSI phải trích lập dự phòng 38,5 tỷ đồng.

Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh trong kỳ, công ty mẹ SSI ghi nhận 212,52 tỷ đồng LNST, tăng trưởng 9% so với quý 3/2014.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2015, SSI mẹ đạt doanh thu 1.115,95 tỷ đồng, giảm 14%; LNST đạt 766,57 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ 2014.




Tại thời điểm cuối quý 3, tổng tài sản SSI đạt 11.383 tỷ đồng, tăng gần 3.000 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, số dư tiền mặt của công ty chiếm 1.617 tỷ đồng, đầu tư tài chính ngắn hạn 3.985 tỷ đồng, đầu tư dài hạn 1.207 tỷ đồng và SSI đã trích lập dự phòng hơn 73 tỷ đồng cho các khoản đầu tư này.

Trong quý 3, SSI đã bán toàn bộ khoản đầu tư tại Công ty CP Lafooco - LAF nên LAF không còn là công ty liên kết của Công ty trên báo cáo tài chính hợp nhất. Cũng trong quý 3/2015 SSI đã giảm tỷ lệ sở hữu ở Công ty CP Sản Xuất KD và xuất nhập Khẩu Bình Thạnh –GIL và Công ty CP Transimex Saigon –TMS dẫn đến việc 2 công ty này không còn là công ty liên kết của SSI.

Tư vấn CK


CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (Mã CK: JVC) vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc mua cổ phiếu quỹ.

Theo đó, HĐQT JVC đã nhất trí mua vào 5,63 triệu cổ phiếu, tương đương 5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành nhằm mục đích bình ổn giá cổ phiếu trên thị trường.

Nguồn vốn thực hiện được lấy từ các quỹ và thặng dư vốn cổ phần.



Giao dịch được thực hiện qua phương thức khớp lệnh/thỏa thuận trên HSX. Tuy vậy, thời gian dự kiến thực hiện giao dịch không được công cố.

HĐQT giao cho ông Lê Văn Giáp- Giám đốc công ty triển khai thực hiện các công việc có liên quan đến việc mua cổ phiếu quỹ theo quy định.

Trước đó, tại ĐHCĐ lần thứ nhất diễn ra vào cuối tháng 9, đại diện JVC cho biết công ty sẽ tiến hành mua cổ phiếu quỹ, tuy nhiên số lượng mua cũng như thời gian diễn ra không được tiết lộ.

Kết thúc phiên giao dịch 13/10, cổ phiếu JVC đã tăng kịch trần lên 4.800đ/cp. Tuy vậy, nếu so với mức giá trước khi ông Lê Văn Hướng bị tạm giam (khoảng 21.000đ) thì cổ phiếu JVC đã mất tới 77% giá trị chỉ sau 4 tháng.

Tư vấn CK


Thị trường đã thực sự bùng nổ vào phiên hôm qua. Nhưng nhóm cổ phiếu được dự báo sẽ hưởng lợi trực tiếp từ TPP đã không còn giữ được đà tăng giá mạnh mẽ trước đó. Thay vào, nhóm cổ phiếu thuộc ngành Bất động sản, tài chính đã trở thành động lực chính kéo thị trường đi lên. Như ITA, HQC, FLC đều tăng trần với dư mua giá trần gần triệu đơn vị.

Dòng tiền ào ào đổ vào thị trường, trái ngược hẳn so với sự đìu hiu cách đây một tuần, đẩy chỉ số cùng thanh khoản trong phiên giao dịch ngày hôm qua tăng mạnh. Cụ thể, Chỉ số VnIndex chốt phiên giao dịch tăng 7,21 điểm (1,24%) lên 586,8 điểm; HNX-Index tăng 0,7 điểm (0,88%) lên 80,44 điểm. Khối lượng chuyển nhượng hai sàn tăng kỷ lục, sàn HOSE đạt 193,9 triệu đơn vị tăng 33% so với phiên hôm qua, sàn HNX đạt 53,4 triệu đơn vị tăng 3,8% so với phiên hôm qua.

Khối ngoại đã mua ròng đột biến về giá trị và khối lượng trong phiên hôm qua, với giá trị mua ròng 804 tỷ đồng và 52,17 triệu đơn vị. Đây là phiên mua ròng mạnh nhất trong hơn một năm qua tính từ phiên mua ròng 900 tỷ đồng ngày 29/08/2014 của khối ngoại. Nhưng, giá trị mua ròng phần lớn đến từ giao dịch thỏa thuận MBB với khối lượng 40 triệu cổ phiếu tương đương 643,81 tỷ đồng.




Nhận định của công ty chứng khoán:

Chứng khoán SHS: Dòng tiền vẫn tiếp tục đổ vào thị trường rất mạnh, tập trung mạnh vào nhóm các mã Bluechips cộng hướng với những diễn biến tích cực từ dòng vốn khối khoại giúp VN-Index bật tăng mạnh trở lại chỉ sau 1 phiên điều chỉnh nhẹ. Xung lực tăng điểm trong thời điểm hiện tại là rất mạnh.

Chứng khoán KIS-Việt Nam: Chúng tôi tiếp tục lạc quan về xu thế tăng hiện nay với kì vọng VN-Index có thể test ngưỡng kháng cự 595-600 trong thời gian tới. Điều này càng được củng cố sau khi Khối ngoại đang trở lại vị thế mua ròng và dòng tiền tham gia thị trường duy trì ở mức cao.

Thông tin cổ phiếu đáng chú ý:

PAC – Công ty Cổ phần Pin ắc quy miền Nam - Đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh trong quý IV này với doanh thu 588 tỷ đồng (trong đó nội địa là 463 tỷ đồng và xuất khẩu là 125 tỷ đồng) và lợi nhuận trước thuế 25 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định) sẽ là 206 tỷ đồng, trong đó sản phẩm Pin dự kiến đạt 65 triệu viên và sản phẩm Ắc quy dự kiến đạt 355.000 Kw.

AGF - Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang - Do công tác chuẩn bị chưa hoàn tất, AGF xin dời ngày tổ chức ĐHĐCĐ bất thường 2015 sang ngày 23/10/2015, thay vì ngày 9/10/2015 như công bố trước đó.

JVC - Công ty Cổ phần Thiết bị y tế Việt Nhật - HOSE quyết định nhắc nhở trên toàn thị trường đối với mã JVC do liên tục vi phạm các quy định về công bố thông tin. HOSE cũng vừa có nhắc nhở chậm công bố BCTC hợp nhất và Công ty mẹ quý I/2015 lần 4 đối với JVC.

MBB - Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã là cổ đông lớn kể từ ngày 30/9/2015 sau khi mua vào 160 triệu cổ phiếu MBB (từ đợt phát hành riêng lẻ hơn 390,6 triệu cổ phiếu), qua đó nắm giữ 10% vốn của Ngân hàng này.

GMD – Công ty cổ phần Gemadept - Trong khoảng thời gian từ ngày 09/09 đến 05/10/2015, ông Đỗ Lộc, anh trai ông Đỗ Văn Nhân - Chủ tịch HĐQT đã bán thành công 50.000 cp, giảm sở hữu xuống còn 208.019 cp tỷ lệ 0,18% vốn GMD.

FPT - Công ty Cổ phần FPT - Kết thúc giao dịch ngày 6/10, Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC) chỉ mua vào 3.490 cổ phiếu trong tổng số 750.000 cổ phiếu đăng ký mua do thị trường biến động, nên chỉ nâng sở hữu lên 1.025.631 (tỷ lệ 0,25%).

Tư vấn CK


Hiệu ứng TPP?

Thị trường đã nhận nhiều thông tin hỗ trợ tích cực về quá trình đàm phán TPP sẽ kết thúc. Thị trường chứng khoán đã có một phiên giao dịch hưng phấn.

Các mã cổ phiếu Bluechip giao dịch rất tích cực, góp phần tạo nên một phiên tăng điểm mạnh. Trong đó, VNM tăng 3000 đồng (3%), BVH tăng 2000 đồng (4,3%), GMD tăng 2.300 đồng (6,7%)….

Dòng tiền đã chủ động gia nhập thị trường, giúp chỉ số có một phiên tăng mạnh. Cụ thể, VnIndex tăng 7,69 điểm lên 570 điểm tương đương với tăng 1,37%, HNX-Index 0,57 điểm lên 78,82 điểm tương đương tăng 0,73% so với phiên đóng cửa cuối tuần trước.

Khối lượng khớp lệnh cả hai sàn lần lượt là 90,4 triệu đơn vị tại sàn HOSE tăng 32,7% so với phiên trước và 33,6 triệu đơn vị tại sàn HNX tăng 29,2% so với phiên giao dịch trước đó.

Khối ngoại vẫn tiếp tục có một phiên bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng đà bán ròng đã suy giảm, chỉ còn 15,8 tỷ đồng.





Nhận định của công ty chứng khoán:

Chứng khoán MBS: Về mặt kỹ thuật, thị trường đã có phiên tăng tích cực cả về điểm số và thanh khoản, VN-Index và HNX-Index đã tăng điểm vượt qua đường trung bình động 20 ngày. Đây là tín hiệu cho thấy trạng thái sideway có thể sắp kết thúc.

Hai chỉ số này đang hướng đến việc kiểm nghiệm các ngưỡng khác cự tương ứng là 575 điểm và 79 điểm để xác nhận xu hướng tăng trưởng mới.

Chứng khoán KIS-Việt Nam: Các chỉ số đã mở rộng đáng kể biên độ tăng giữa lúc thanh khoản cải thiện. Điều này được kì vọng sẽ phá vỡ xu thế xu thế đi ngang được hình thành trong thời gian vừa qua. Với việc TPP đã đạt được thỏa thuận kết thúc đàm phán, chúng tôi kì vọng yếu tố TPP tiếp tục là động lực chính giúp thị trường diễn biến khả quan.

Thông tin cổ phiếu đáng chú ý:

NAF- Công ty cổ phần Nafoods Group: Nhằm đầu tư phát triển bền vững trong tương lại, Công ty đã có công văn số 182 vào ngày 28/9 về việc điều chỉnh kế hoạch trả cổ tức năm 2016 từ 20% xuống 10%. Phần cổ tức giữ lại sẽ được công ty tái đầu tư phát triển cho những kế hoạch trong tương lai.

VTF- Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Việt Thắng: Công ty công bố nghị quyết của HDQT về việc thành lập Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng Long An với vốn điều lệ 200 tỷ đồng và Công ty TNHH Giống chăn nuôi Việt Thắng An Giang với vốn điều lệ 50 tỷ đồng, toàn bộ do 100% VTF đầu tư vốn.

TTP- Công ty Cổ phần Bao bì Nhựa Tân tiến: Nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân, hai thành viên HĐQT của công ty là bà Trương Thị Thanh Huyền và bà Đoàn Thu Nhạn cùng người nhà là bà Đoàn Bích Thảo (chị gái bà Nhạn) và bà Nguyễn Thị Tâm (mẹ bà Huyền) cùng đăng ký bán hết toàn bộ lần lượt 32.163 cổ phiếu, 104.863 cổ phiếu, 114.000 cổ phiếu và 23.424 cổ phiếu TTP đang nắm giữ từ 7/10 đến 16/10. Ngược lại, Thành viên HĐQT Châu Ngọc Giang Thanh lại đăng ký mua vào 100.000 cổ phiếu TTP từ 7/10 đến 5/11 để đầu tư, hiện vị này chưa nắm giữ cổ phiếu TTP nào. Trong khi, cổ phiếu TTP sẽ chính thức hủy niêm yết trên HOSE kể từ ngày 15/10 tới.

KDC- Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido: Bà Vương Bửu Linh, Thành viên HĐQT, đồng thời cũng là vợ của Chủ tịch công ty Trần Kim Thành, đã đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu KDC từ 8/10 đến 6/11 nhằm mục đích đầu tư cá nhân. Nếu giao dịch thành công Bà Linh sẽ sở hữu 0,82%. Hiện tại, Bà Linh đang là chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc là Công ty TNHH Đầu tư Vinh Linh, công ty đang nắm giữ 6.436.690 cổ phiếu KDC, tương ứng tỷ lệ sở hữu 2,737%.

PHC- Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings: Tổng giám đốc Trần Huy Tưởng đã mua 396.100 cổ phiếu trong tổng số 500.000 cổ phiếu đăng ký trước đó. Sau giao dịch, ông Tưởng nắm giữ 757.750 cổ phiếu PHC, tương ứng tỷ lệ sở hữu 6,96%.

Thông tin kinh tế đáng chú ý:

Chiều tối ngày 05/10 theo giờ Việt Nam, đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức hoàn tất.

Ông Sandeep Mahajan - chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định GDP của Việt Nam có thể tăng thêm 8 - 10% đến năm 2030, thậm chí còn nhiều hơn nhờ vào các tác động tích cực từ TPP.

Tư vấn CK


Thị trường đã trải qua gần 5 tuần giao dịch tích lũy, đi ngang trong biên độ hẹp cùng với thanh khoản xuống thấp. Dưới áp lực bán ròng, phiên cuối tuần trước giao dịch khá ảm đạm, thanh khoản teo tót, nhà đầu tư giao dịch thận trọng.

Diễn biến phiên giao dịch cuối tuần khá là giằng co. Chỉ số VnIndex chốt phiên giao dịch xuống 562,31 điểm giảm 1,23 điểm (-0,22%). Ngược lại, HNX-Index tăng 0,23 điểm (0,29%) lên 78,25 điểm. Điểm sáng duy nhất trong phiên thuộc về nhóm cổ phiếu cơ bản có vốn hóa vừa và nhỏ như CSV tăng 1.100 đồng (5,4%), CNG tăng 1.900 đồng (6,4%), PPC tăng 1000 đồng (5,7%), CTD tăng 6.500 đồng (6,5%).


Mua hay bán nào các "thánh"?

Khối ngoại tiếp tục có một phiên bán ròng mạnh, tổng giá trị bán ròng trong phiên cuối tuần gần 65 tỷ đồng. Trong đó bán ròng tại HSX gần 61,5 tỷ đồng với khối lượng bán ròng 3,4 triệu đơn vị, sàn HNX bán ròng 51 nghìn đơn vị với giá trị bán ròng gần 3,5 tỷ đồng. Các cổ phiếu Bluchip tiếp tục bị bán ròng nhiều nhất, SSI (-8,4 tỷ đồng), PVD (-8,9 tỷ đồng), VIC (-9,9 tỷ đồng), BCI (38,5 tỷ đồng), SBT (-11,5 tỷ đồng). Như vậy, tuần qua khối ngoại bán ròng 281 tỷ đồng, nối tiếp đà bán ròng hơn 1000 tỷ đồng tháng trước.

Theo nhận định chủ quan của tôi thì :

- Trong tuần trước thị trường xuất hiện khá nhiều các thông tin vĩ mô quan trọng cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, tác động của các thông tin này lên thị trường không tạo sức mạnh giúp cải thiện hoạt động của dòng tiền (xét theo cả chiều tích cực và tiêu cực) do các chỉ số này mang tính trái chiều và không tạo ra sự bất ngờ đối với nhà đầu tư. Thay vào đó, áp lực bán ròng liên tục của khối ngoại cùng diễn biến rút ròng vốn ngoại tại các thị trường mới nổi đang tác động không nhỏ tới thị trường trong tuần qua. Trong tháng 9 khối ngoại bán ròng gần 1.000 tỷ đồng – tháng bán ròng mạnh nhất trong năm 2015. Trong khi đó, tại các thị trường chứng khoán trong khu vực, các quỹ nước ngoài đã bán ròng hơn 5,1 tỷ USD – mức cao nhất kể từ năm 1999. Việc Trung Quốc phá giá đồng CNY và khả năng FED sẽ tiến hành tăng lãi suất vào cuối năm nay khiến rủi ro nguồn vốn nước ngoài rút khỏi các thị trường mới nổi đang hiện hữu.

Trong ngắn hạn, thị trường sẽ chưa thoát ra khỏi trạng thái giao dịch tích lũy đi ngang. Sự phân hóa diễn ra không rõ rệt khi áp lực điều chỉnh diễn ra luân phiên và biên độ giao động giá khá hẹp khiến kỳ vọng lợi nhuận tương đối thấp. Theo đó, nhà đầu tư vẫn nên đứng ngoài thị trường tại thời điểm hiện tại và tiếp tục theo dõi những động thái tiếp theo của dòng tiền.

Thông tin cổ phiếu đáng chú ý:

KDC- Công ty Cổ phần Kinh đô : Sau khi thoái lui khỏi mảng bánh kẹo, ngày 2/10/2015, công ty đã nhận giấy phép đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 22 về việc đổi tên công ty thành CTCP Tập Đoàn Kido với tên viết tắt là Kido Group. Kido hiện có vốn điều lệ gần 2.567 tỷ đồng, người đại diện theo pháp luật là ông Trần Kim Thành – Chủ tịch HĐQT

BID- Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam: theo công bố ngày 29/9, Ngân hàng đã hoàn tất việc phát hành hơn 270,59 triệu cổ phiếu ra công chúng , có gia trị hơn 2.705,9 tỷ đồng. Sau phát hành, tổng vốn chủ sở hữu của BIDV là 34.187 tỷ đồng, riêng NHNN nắm giữ 95,28%, còn lại 4,72% là các cổ đông khác, trong đó cổ đông nước ngoài nắm giữ 1,7%.

VIC- Tập đoàn Vingroup: Ngày 02/10/2015, Chủ tịch HĐQT đã ban hành quyết định giải thể 04 công ty con gồm Công ty TNHH Đầu tư bất động sản và phát triển hạ tầng đô thị Hà Thành, Công ty TNHH Thiết kế xây dựng và quản lý cảnh quan Vinlandscape, Công ty TNHH Marketing VME và Công ty TNHH Quản lý xây dựng Vincom 6 do xét thấy không cần thiết duy trì hoạt động của các công ty này.

DQC- Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện quang: Công ty đã mua bất thành 700.000cổ phiếu quỹ như đăng ký trước đó, do giá không phù hợp. Hiện DQC vẫn đang nắm giữ 2.442.400 cổ phiếu quỹ. Giá cổ phiếu của công ty đã tăng gần 30% trong vòng hơn tháng qua.

CII - CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. HCM: Do số lượng cổ phiếu được tăng thêm sau khi chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu của Amersham Industries Limited, cổ đông lớn đã giảm từ 8,3% về còn 7,74%, trong khi vẫn đang nắm giữ 16.811.688 cổ phiếu CII.

Thông tin kinh tế đáng chú ý:

NHNN đã chính thức cho Bộ tài chính vay 30.000 tỷ đồng.

--> Tiếp tục ngồi chờ và theo dõi thôi nhé anh em.....

< October 2015 >
S M T W T F S
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
カテゴリ
過去記事
QRコード
QRCODE
アクセスカウンタ
読者登録
Chúng tôi sẽ gửi những bài viết mới nhất đến địa chỉ email đăng ký. Xóa Tại đây
Số lượng người đọc hiện tại là 0 người
プロフィール
Gia cát dự